Nhưng những bài trước chúng tôi đã đề cập, Khánh Hòa – Nha Trang phần lớn diện tích là đồi núi bao la, bên cạnh cụng cũng hệ thống sông ngòi, khe suối. Tuy nhiên, Nha Trang bị án ngữ bởi dãy núi Trường Sơn và biển Đông Hải, vì vậy tỉnh Khánh Hòa không có con sông lớn mà chủ yếu là sông nhỏ, khe suối từ núi chảy thẳng ra biển. Trong đó, có 2 con sông lớn là sông Cái và sông Dinh. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về 2 con sông này. Trước hết là sông Cái.
Sông Cái hay còn gọi là sông Phú Lộc, sông Nha Trang, dài gần 60km, phát nguyên từ dãy núi Trường Sơn, chảy ra biển ở cửa Cù Huân, thuộc miền duyên hải quận Vĩnh Xương, song Cái do nhiều sông con từ nguồn chảy về họp lại với nhau:
Thứ nhất, về phía hữu ngạn có 4 sông chính:
+ Sông Máu: Phát nguyên từ dãy núi phía Tây giáp tỉnh Tuyên Đức, là phụ lưu ngắn nhất. Sỡ dĩ có cái tên này là vì nước sông lúc nào cũng đỏ như máu, rất độc, do nhựa cây ráy 2 bên bờ tiết ra. Với cảnh tượng ở sông Mái nhiều văn nhân thi sĩ cũng đã sáng tác thành thơ. Có bài:

“ Trăng thu vằng vặc lúc đêm hôm,
Hủy! Nước làm sao chảy đỏ lòm?
Lá ử chập chồng tranh phủ lấp,
Rễ cây xen kẽ đá lôm chôm
Một là cổ tục tên sông Máu?
Hai nữa quân thù ném quả bom?
Nếu quả bom dân Mường mà phải nạn,
Chúng ta đau lẽ mắt thom lom”.
+ Sông Gia Lê: Phát nguyên từ dãy núi Hòn Giao, giáp với tỉnh Tuyên Đức và núi La By với Ninh Thuận, chay vào sông Cái ở Thạch Trại, theo hướng Nam và Bắc.
+ Sông Khế: Phát nguyên từ núi Tiên Quang, giáp Ninh Thuận, chảy theo hướng Tây Nam về Đông Bắc, nhập vào sông Cái ở vùng Giang Ché, cách Thạch Trại khoảng 20km.
+ Sông Cầu: Phát nguyên từ núi Hòn Bia và núi Hòn Bà thuộc miền Tay Bắc Cam Lâm, chảy qua Đá Dẹt, theo hướng Nam về Bắc, rồi nhập vào sông Cái cách Giang Ché hơn 5km.


Du ngoạn sông cái ở Nha Trang
Thứ hai, Về tả ngạn có 2 sông chính:

+ Sông Giang: Phát nguyên từ miền núi phía Tây giúp tỉnh ĐacLac, chảy theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Dọc theo 2 bên bờ sông, có những dãy núi chạy dài và cao ngút. Đây là phụ lưu dài nhất, nhập vào sông Cái, cách phía dưới Giang Ché khoảng 2km.
+ Sông Chò: Phát nguyên từ dãy núi về phía Tây Bắc Diên Khánh, giáp Khánh Dương, chảy theo hướng Tây Bắc về Dông Nam, qua Bến Khế, Thác Da, Đất Sét, Khánh Xuân rồi nhập vào sông Cái ở Đồng Trăng. Tại đây có khu vực Từ Mẫu rất sâu và rộng, cảnh trí ở đây cũng khá ngoạn mục.
Qua khỏi thôn quận Vĩnh Xương, đến Xuân Lạc, sông Cái chia làm 2 chi, chi nhánh chảy độ 6, 7 qua các thôn Ngọc Hội, Lư Cấm, Vĩnh Hội, Vĩnh Diềm, Vạn Thạnh lại chia thành 2 nhánh nữa, một chảy qua cầu Hà Ra, xói thành đầm sâu gọi là Cù Đàm, sát chợ Nha Trang. Còn chi kia chảy về Phía Nam, vòng theo chân núi Đồng Bò ra cửa Cù Huân nhỏ, tức cửa Bé. 
Từ Đồng Trăng trở lên nguồn, vì chảy qua nhiều dãy núi nên lòng sông Cái hẹp, có nhiều ghềnh, nhiều thác, trong đó có 7 thác quan trọng mà ai đã là người dân buôn Thượng hay làm gỗ đều biết, bao gồm: Thác Hòm, thác Trâu, thác Giằng Xay, thác Ngựa, thác Võng, thác Nhét.
Mỗi con thác đều gắn với những câu chuyện huyền thoại, và trong những con thác kể trên thì có 3 con thác được đánh giá là quan trọng và nguy hiểm nhất đó là: thác Ngựa, thác Trâu, thác Giằng Xay. Ba con thác này vừa dài vừa cao, nước chảy mạnh, nhiều đá mọc lêm giữa dòng, khách đi ghe thuyền quan đây nếu không thông thạo và ít kinh nghiệm thường bị đâm vào đá rất nguy hiểm. Thơ ca có câu:
“ Ngựa Lòng, Trâu Đụng, Giằng Xay,
Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi”.


Tuy có nhiều thác, nhưng từ thượng lưu sông Cái vẫn có thể đi ghe nhỏ từ Đồng Trăng lên đến thác Hòm. Từ Đồng Trăng, dòng sông bắt đầu đi vào làng mạc thôn xóm, chay theo hướng Tây và Đông, qua Xuân Lâm, Lệ Thanh, Phú Cốc, Phước Tuy, Thanh Minh, xuống đến thôn trường Lạc, xã Diên Lạc quận Diên Khánh, sông Cái gặp nhánh sông Suối Dầu chảy vào. Rồi từ đó, chảy qua một bên là Thành một bên là thôn Phú Lộc, vì vậy mới có tên là sông Phú Lộc.
Từ khoảng Đồng Trăng trở xuống, lòng sông hơi rộng, trung bình vào khoảng 20km, và sâu khoảng 1,2 mét, nước ở đây chảy đều hòa, các loại ghe nhỏ có thể qua lại dễ dàng để đánh cá hay vận chuyển hàng hóa.
Gần cửa biển, lòng sông rộng và sâu, thuyền lớn có thể vào ẩn núp những lúc ngoài biển có sóng lớn. Nơi đây có phong cảnh rất đẹp. Cầu Xóm Bóng, một chiếc cầu bằng xi măng dài trên 300m băng qua sông, nối liền Nha Trang với xóm Cù Lao. Nếu đừng từ trên cầu trông ra biển, bên tay trái là bến cá Cù Lao, chiều chiều nghe thuyền từ ngoài khơi tập trung về, nơi đây trở nên tấp nập, nhọn nhịp hơn.
Giữa lòng sông, hơi chếch về phía tay phải, có một khối đá lớn nổi lên trên mặt nước, trên mặt đá có khắc khoa đẩu nhưng ngày nay do sóng biển nên nét chữ đã lu mờ. Người dân địa phương gọi hòn đá ấy là Hòn Chữ rất linh thiêng, vì thế người dân chài xây một cái am nhỏ ở dưới gốc cây đa nhỏ, hàng ngày vẫn thấp nhang khói với mong muốn mang lại những điềm may mắn.
Từ xưa cho đến ngày nay, Hòn Chữ và cửa biển Nha Trang là nơi làm chứng cho những người thệ hải minh sơn của biết bao cặp đôi trai gái yêu nhau. Theo lời kể của người dân đị phương thì “ chàng trai ngồi bên cạnh nàng trên một mỏm đá, hoặc dứng trên cầu Xóm Bóng hoặc bến cá Cù Lau và thề với người yêu của mình rằng:
“ Chừng nào Hòn Chữ bể tư,
Cửa Nha Trang kia có cạn, anh mới từ nghĩa em”.
Còn với cô gái thì chỉ tay lên trời và thủ thì với nưa kia của mình rằng:
“ Trên có ông xanh cao rộng,
Dưới có biển lặn sông trong,
Em mà ăn ở hai lòng,
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng”.
Nha Trang được mệnh danh là thiên đường của du lịch, du khách đến đây có thể vui chơi thỏa thích, là thiên đường lý tưởng để bạn nghỉ dưỡng. Ngoài ra, bạn còn có thể khám phá hệ thống núi non, sông ngòi để vừa khám phá cảnh đẹp huyền bí, thú vị vừa tìm hiểu những câu chuyện huyền thoại hấp dẫn.

Nguồn : http://www.khachsannhatrang.com.vn/du-ngoan-song-cai-nha-trang-kp-49.aspx